7 xu hướng tiêu dùng thực phẩm của Trung Quốc

 Tmall tiết lộ top 7 xu hướng thị trường tiêu dùng thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc

Báo cáo hợp tác công bố giữa Tmall và CBN Data, đã chỉ ra top 7 xu hướng thị trường tiêu dùng thực phẩm và đồ uống từ dữ liệu người tiêu dùng trực tuyến thu thập từ năm 2016 – 2018.

1. Đóng gói nhỏ
Ngày càng nhiều đồ ăn vặt, rượu trắng và chè đóng gói nhỏ hoặc theo các định lượng tiêu dùng cá nhân. Năm 2017 và 2018, các đóng gói nhỏ phổ biến nhất tại các thành phố cấp 1 mới như Thành Đô, Hàng Châu, Vũ Hán và Đông Hoản, theo sau là các thành phố cấp hai và cấp ba. Ví dụ, ngày càng nhiều “gói hạt dùng 1 ngày” xuất hiện trên thị trường từ năm 2016 và chiếm tới 25% thị phần vào năm 2018. Các thành phố cấp 1 và cấp 2 mới chiếm tới gần 45% toàn bộ thị trường tiêu dùng “gói hạt dùng 1 ngày” trong năm 2018 và người tiêu dùng sinh năm 1990 – 1995 chiếm phần lớn trong cơ cấu cộng đồng tiêu dùng.

Một ví dụ khác là sự nổi lên của rượu trắng đóng gói nhỏ, đang trở thành lựa chọn đồ uống ưa thích cho những cuộc tụ tập nhỏ. Jiang Xiao Bai, một thương hiệu rượu trắng của Chongqing Jiangji Distillery là một ví dụ. Chai thủy tinh được bọc trong một lớp giấy có thiết kế hiện đại, có các hình hoạt họa, các bức ảnh mang tính lối sống và những câu nói của khách hàng. Các nhà sản xuất trà truyền thống cũng đang đóng gói trà theo gói nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về khía cạnh phong cách và đóng gói cá nhân.

2. Các bữa ăn thay thực đơn chính
Theo báo cáo, 85% người tiêu dùng mua các bữa ăn thay thế thực đơn chính là những người tập gym. Từ năm 2017-2018, doanh thu các bữa ăn thay thế này tăng vọt hơn 50% với nữ giới và những người tiêu dùng sinh từ sau năm 1995 là thành phần mua hàng chính. Top 5 nhà cung cấp các bữa ăn dạng bột thay thế bữa chính này là Laojin Mofang, Quaker, Wugu Mofang, Youchan, và Ming An Xu. Đối với các sản phẩm không phải dạng bột, top các nhà cung cấp là Three Squirrels, Bestore, Jian Yuan Tang, AJI, và Jiashili.

3. Hàm lượng đường thấp
Tốc độ tăng trưởng doanh thu các sản phẩm có hàm lượng đường thấp tăng gần gấp đôi tại Trung Quốc, theo báo cáo. “Khi cuộc sống trở nên nhanh hơn và áp lực công việc tăng lên, khái niệm “yếu sức” trở nên ngày càng phổ biến trong giới cổ cồn trắng. Ăn uống lành mạnh trở thành một nhu cầu rõ rệt và hàm lượng đường thấp trở thành một đối tượng trọng tâm”.

“Yếu sức”, phổ biến nhất là tình trạng cảm thấy không ở mức khỏe mạnh nhất, vốn thường xuất hiện trên truyền thống Trung Quốc. Nếu ở một tình trạng có những dấu hiệu không dễ chịu nhưng không thể phát hiện bằng chuẩn đoán y khoa, người Trung Quốc thường sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe. 

Các sản phẩm hàm lượng đường thấp đặc biệt được ưa chuộng tại Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang, và đối với người tiêu dùng sinh sau năm 1990. Nhu cầu đối với các sản phẩm hàm lượng đường thấp cũng tăng tại các khu vực nổi tiếng có khẩu vị mạnh, như Tứ Xuyên và Hồ Nam.

4. Các thương hiệu quốc tế
Các thương hiệu quốc tế đang ngày càng được lòng người Trung Quốc, mặc dù các thương hiệu nội địa cũng đang giành quyền làm chủ thị trường. Năm 2018, các thương hiệu thực phẩm và đồ uống trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đến từ 93 nước. Phần lớn các thương hiệu này đến từ châu Âu (36), theo sau là châu Á (26).

5. Cơn sốt internet
Mua thực phẩm và đồ uống trực tuyến đang trở thành một mốt mới đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Nữ giới từ các thành phố cấp 1 và cấp 2 là những khách hàng chính. Những người tiêu dùng sinh sau năm 1990 chiếm hơn một nửa tổng quy mô người tiêu dùng, tăng từ 50% năm 2017 lên 56% năm 2018. Một số ví dụ điển hình của thực phẩm bán trên mạng được ưa chuộng là thương hiệu kem Chicecream.

6. Hợp tác liên ngành
Các thương hiệu từ các ngành khác nhau đang hợp tác để tung ra các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Ví dụ điển hình là Rio và Six God là sản phẩm hợp tác giữa thương hiệu cocktail Trung Quốc Rio và thương hiệu nước hoa Six God tại Thượng Hải. 

5.000 chai cocktail đã được bán sạch chỉ trong vòng 17 giây và con số các bài đăng trên Weibo về sản phẩm này lên tới 60 triệu. “Nếu bạn muốn giành lấy khách hàng Trung Quốc, ngoài ngon, sản phẩm của bạn phải lành mạnh, thậm chí quan trọng hơn nữa là có đóng gói đẹp và câu chuyện thương hiệu ấn tượng”, theo báo cáo cho hay. Tương tự như các sản phẩm được ưa chuộng trên mạng, cơ sở khách hàng chính cho phân khúc sản phẩm này là nữ giới sinh sau năm 1995 tại các thành phố cấp 1 và cấp 2 mới.

7. Sự hồi sinh của các yếu tố văn hóa
Do các thương hiệu truyền thống theo đuổi các mô hình kinh doanh mới, như các cửa hàng tự động không người bán và dịch vụ vạn chuyển siêu tốc, ngày càng nhiều người tiêu dùng đang trả tiền cho các thương hiệu này quay trở lại. Ví dụ, Dao Xiang Cun, một thương hiệu đồ ăn vặt truyền thống, đang cung cấp dịch vụ “vận chuyển 1h”. Zhi Wei Guan có trụ sở tại Hàng Châu cũng đang bắt tay với Tmall, vận hành cửa hàng bán lẻ thông minh đầu tiên tại Xihu.
Trong tất cả các thương hiệu Trung Quốc truyền thống, khoảng 60% ứng dụng các mô hình kinh doanh mới. Số tìm kiếm liên quan đến các thương hiệu truyền thống trên Tmall chạm mốc 1 tỷ trong giai đoạn tháng 8/2017 – 8/2018. Trong cùng kỳ, con số người tiêu dùng mua các sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống là 86 triệu người. Những người sinh sau năm 1990 đạt 3,2 triệu. Doanh số các sản phẩm có một yếu tố văn hóa truyền thống tăng tới 263,6%.

Theo Food Navigator Asia